Mái tôn trượt di động hay còn gọi là mái tôn kéo được ứng dụng khi chủ nhà vừa muốn không gian được che kín khi trời mưa gió vừa lấy được gió, ánh sáng tự nhiên. Vậy cách làm mái tôn trượt có khó không? Có gì giống và khác với các loại mái tôn cố định? Hãy cùng Mái tôn Đức An tìm hiểu các thông tin chi tiết về cấu tạo, cách làm mái tôn trượt đúng chuẩn, an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Mái tôn trượt là gì?
Mái tôn trượt là kiểu mái tôn có thể kéo ra, kéo vào linh hoạt nhờ thiết kế hệ thống thanh ray trượt di động. Việc sử dụng thiết kế mái tôn trượt giúp tối ưu hóa không gian diện tích sử dụng. Khi trời mưa hoặc nắng nóng có thể điều chỉnh mái để che chắn, còn khi thời tiết mát mẻ dễ chịu thì có thể thu mái lại để tận hưởng không khí dễ chịu của tự nhiên.
Kết cấu của mái tôn trượt di động
Mái tôn kéo trượt di động bao gồm tôn lợp và hệ thống thanh ray, khung kèo di động.
Các loại tôn dùng làm mái tôn trượt
Các công trình mái tôn kéo trượt về cơ bản có nguyên lý hoạt động và kết cấu giống nhau, chỉ khác nhau ở phần vật liệu sử dụng để làm mái tôn lợp. Tuy vào mục đích sử dụng, ngân sách mà gia chủ có thể lựa chọn các loại tôn lợp mái sau:
- Tôn mạ kẽm
- Tôn lạnh
- Mái tôn cán sóng
- Mái tôn chống nóng cách nhiệt
- Tôn giả ngói
Hướng dẫn cách làm mái tôn kéo trượt di động
Đối với loại mái tôn trượt quá trình thi công đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là hệ thống thanh ray trượt và khung kèo. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành kéo ra, kéo vào có trơn chu hay không. Khung kèo của mái được thiết kế độc lập, được làm bằng sắt hộp mạ kẽm giúp tăng tuổi thọ, chống rie sét, và tăng độ bền cho mái tôn theo thời gian. Cách làm mái tôn kéo trượt di động được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lên bản vẽ thiết kế thi công mái tôn trượt di động
Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu để thi công
- Lựa chọn vật liệu làm mái tôn phù hợp với không gian thi công
- Chọn vật liệu để làm khung, có thể dùng khung sắt hộp, inox, khung nhôm. Lời khuyên: nên dùng sắt hộp sơn tĩnh điện hoặc inox 304 để tránh bị gỉ sét.
Bước 3: Thi công mái tôn kéo trượt di động
- Tháo dỡ phần mái tôn cũ (nếu có), dọn dẹp khu vực thi công lắp đặt mái
- Tiến hành làm phần khung kèo, lặp đặt hệ thống thanh ray trượt. Phần khung sẽ gồm 2 lớp: 1 khung cố định và 1 phần khung di động.
- Lợp mái tôn theo đúng kĩ thuật, đảm bảo độ chắc chắn
- Lắp đặt hệ thống diềm, máng xối thoát nước, phun keo bọt ở các điểm nối, phần tiếp giáp với tường.
Bước 4: Kiểm tra tổng thể và nghiệm thu
Kiểm tra tổng thể các mối hàn, các điểm bắn vít xem đã đảm bảo được không bị nước mưa ngấm vào hay chưa. Vận hành thử hệ thống ray trượt xem đảm bảo di chuyển trơn chu chưa.
Đánh giá của khách hàng
Anh Quân - Hoàng Mai, Hà Nội
Anh Minh - Cầu Giấy, Hà Nội